« Quay lại

Phó Thủ tướng: “Phải chấm dứt xe vua, xe phù hiệu lạ”


UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường TTKS, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm để chấm dứt tình trạng “xe vua”, xe có phù hiệu lạ… hoạt động trên địa bàn.


Một chiếc xe gắn “phù hiệu lạ” – ảnh minh họa

 

Đó là một trong những yêu cầu trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm TTATGT 9 tháng đầu năm 2015 và triển khai nhiệm vụ công tác Quý IV/2015.

 

Tiếp tục mở các đợt cao điểm bảo đảm trật tự ATGT

 

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Ủy ban ATGT Quốc gia theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao để hoàn thành Kế hoạch bảo đảm TTATGT năm 2015. Xây dựng kế hoạch bảo đảm TTATGT năm 2016, trước mắt là Kế hoạch bảo đảm TTATGT dịp Tết Nguyên đán 2016.

 

Đồng thời tiếp tục chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thực hiện chủ đề năm ATGT 2015 “Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện” theo đúng kế hoạch.

 

Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện. Kiểm soát việc thực hiện các quy định bảo đảm ATGT đối với các công trình, dự án hoàn thành trước khi đưa vào khai thác. Bảo đảm an ninh, an toàn hàng không; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các địa phương để kiểm soát tốt việc kê khai, niêm yết giá cước vận tải.

 

Bộ Công an chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự, ATGT phục vụ Đại hội Đảng cấp tỉnh và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo lực lượng CSGT tiếp tục mở các đợt cao điểm bảo đảm trật tự, ATGT trên phạm vi toàn quốc và xử lý vi phạm theo chuyên đề tại một số tuyến, địa bàn phức tạp; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm xe chở quá tải trọng.

 

Đồng thời chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các ngành chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính về trật tự, ATGT đường sắt; tập trung giải quyết tình hình tai nạn giao thông nơi giao cắt đường sắt và đường bộ.

 

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường biện pháp cảnh giới, bảo đảm ATGT điểm giao cắt đường bộ với đường sắt không có rào chắn; đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt, kiên quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép, chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép. Bố trí người cảnh giới tại các vị trí đường ngang có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; phân cấp quản lý và gắn trách nhiệm lãnh đạo địa phương trong việc để xảy ra các vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

 

Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn, rà soát và hạn chế các nguy cơ gây tai nạn giao thông trên tuyến đường nông thôn như: lắp gờ giảm tốc, biển cảnh báo tại các điểm giao cắt đường phụ ra đường chính; lắp đặt biển hướng dẫn, biển báo hiệu trên các tuyến đường nông thôn.

 

Xử lý nghiêm, chấm dứt tình trạng “xe vua”, xe có phù hiệu lạ

 

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tăng cường TTKS, xử lý vi phạm TTATGT trên địa bàn, chú trọng các tuyến, địa bàn trọng điểm thường xảy ra tai nạn giao thông. Phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm để chấm dứt tình trạng “xe vua”, xe có phù hiệu lạ… hoạt động trên địa bàn.

 

UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chỉ đạo tăng cường công tác hướng dẫn giao thông, có phương án chống ùn ứ giao thông, phân luồng và bố trí lực lượng điều tiết giao thông tại các tuyến, nút giao thông trọng điểm, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức giao thông đô thị.

 

Theo báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia, 9 tháng qua toàn quốc xảy ra 16.459 vụ, làm chết 6.518 người, bị thương 14.929 người, so với cùng kỳ giảm cả ba tiêu chí. Có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giảm số người chết vì TNGT, trong đó có 9 địa phương giảm trên 20% số người chết là Tây Ninh, Ninh Bình, Cao Bằng, Bạc Liêu, Đồng Nai, Hà Giang, Tiền Giang, Lào Cai, Long An. Tuy nhiên vẫn còn 20 địa phương có số người chết tăng, trong đó có 5 tỉnh tăng trên 20% là An Giang, Gia Lai, Cà Mau, Trà Vinh, Bắc Kạn…

 

Mặc dù tình hình TTATGT 9 tháng đầu năm 2015 có chuyển biến nhưng số người chết vì TNGT chỉ giảm được 3,55% so với cùng kỳ năm 2014; còn để xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe container; TNGT đường thủy, đường sắt tăng cả 3 tiêu chí, đặc biệt là số người chết do TNGT đường sắt tăng trên 40% và đường thủy là trên 30%..

 

Nếu quý khách đang có nhu cầu van tai phu quoc hàng hóa về thì vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi

Xem thêm: Từ 6/1/2016 Ôtô không trang bị thiết bị PCCC sẽ bị phạt